"Sự quay trở lại" ở đây dùng để chỉ một âm mưu tái chiếm An Nam của phương bắc sau hơn 1000 năm đô hộ. "Sự quay trở lại" là một âm mưu lớn chứ không đơn thuần là chỉ một âm mưu xâm lược thông thường. Năm 905, họ Khúc là Khúc Thừa Dụ, người Hồng Châu (miền Hải Dương ngày nay) đã giành quyền tự chủ ở Tĩnh Hải Quân sau hơn 1000 năm đô hộ của phương bắc. Từ đây, phương bắc luôn luôn nuôi ý chí "quay trở lại" nơi này để thực hiện chính sách đô hộ hơn 1000 năm. Các chính quyền tự chủ, độc lập đầu tiên ở thế kỉ X đứng trước nguy cơ "quay trở lại" của phương bắc, họ cần làm gì để tránh điều đó.
Đầu thế kỉ X, nhà Đường là một cường quốc hùng mạnh thống lĩnh Trung Nguyên và đô hộ An Nam gần 300 năm đã bước vào giai đoạn suy vi và sụp đổ. Sự lớn mạnh của các phiên trấn và sự nổi dậy của các cuộc khởi nghĩa trong khu vực Trung Nguyên đang lớn mạnh. Bên trong chính quyền, các quan và các thái giám đang xảy ra mâu thuẫn cực lớn. Chính những điều đó, đưa đến sự sụp đổ của nhà Đường sau này. Chính các mâu thuẫn đó cũng đã ảnh hưởng đến miền An Nam xa xôi. Miền An Nam từ năm 866 thời Cao Biền đã đổi là Tĩnh Hải quân, với người đứng đầu là Tiết độ sứ. Các quan Tiết độ sứ ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi việc nội chính, luân chuyển liên miên. Năm 905, nhân tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị luân chuyển, tạo nên "khoảng trống quyền lực", Khúc Thừa Dụ được nhân dân tôn xưng lên thay thế, dựng nền tự chủ. Nhà Đường nhân lúc suy yếu, không đủ sức can thiệp đến vùng đất xa xôi, nên đành chấp nhận. Trong thế kỉ X, Trung Nguyên bước vào thời kì "Ngũ Đại Thập quốc" rồi thống nhất dưới thời nhà Tống cũng không từ bỏ mảnh đất Tĩnh Hải Quân phía nam, luôn luôn xuất hiện những hành động "quay trở lại".
Hành động "quay trở lại" đầu tiên được xác định là việc nhà Hậu Lương phong cho Tiết độ sứ Lưu Ân Quảng Châu là Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân năm 907. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường nắm quyền ở Trung Nguyên. Tuy nhiên, từ sau năm 907, khi nhà Hậu Lương của họ Chu được thành lập thì thế lực của các phiên trấn đã lớn mạnh, khắp nơi xuất hiện "thập quốc", nhà Hậu Lương chỉ đóng vai trò là trung tâm, một trong ngũ đại nắm quyền trung tâm, nhưng lực không bằng nhà Đường xưa. Hiện cảnh "Ngũ đại, thập quốc" xảy ra gần nửa thế kỉ. Do muốn thu phục và bắt họ Lưu ở Quảng Châu phụ thuộc vào mình nên tiến hành phong. Nhưng chẳng bao lâu, Lưu Nham lên thay anh, lập ra nhà Nam Hán. Thế mạnh của Nam Hán rất mạnh, có thể xâm lược Tĩnh Hải Quân lúc nào. Chính vì điều đó, Khúc Hạo lên thay cha vào năm 907, đến khi nhà Hán thành lập thì cho con sang giao hảo để thăm dò. Nhà Nam Hán cũng có âm mưu chiếm vùng Tĩnh Hải Quân như các triều đại phong kiến phương bắc trước đây. Biết rõ âm mưu này, họ Khúc bên cạnh đó đặt mối giao hảo để hạn chế sự giòm ngó. Đồng thời, Khúc Hạo cũng tiến hành cải cách để xóa bỏ những dấu tích của phương bắc đã tồn đọng lại trên mảnh đất An Nam. Quá trình tập quyền về trung ương, hạn chế quyền lực địa phương cũng từng bước hoàn thiện, các thủ lĩnh địa phương cũng dần quy phục về họ Khúc. Thế lực họ Khúc càng ngày càng đóng vai trò quan trọng ở mảnh đất này.
Hành động "quay trở lại" thứ hai là cuộc xâm lược của Nam Hán vào năm 930, năm 938. Khi Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp ông, nhưng không nối được chí của ông. Khúc Thừa Mỹ không tỏ ra "khôn khéo" trong chính sách đối ngoại với phương bắc. Khúc Thừa Mỹ do biết được âm mưu của Nam Hán, nên xin "tiết việt" với nhà Lương, hồng nhờ nhà Lương mưu cứu. Song nhà Lương thì ở xa, nhà Nam Hán lại ở gần, có sức mạnh ở vùng phía Nam Trung Nguyên. Chính vì điều này, vua Nam Hán rất tức giận, sai tướng mang quân đánh và bắt Khúc Thừa Mĩ mang về. Nha tướng Dương Đình Nghệ của họ Khúc với hơn 3000 "con nuôi" đã đứng dậy chống lại quân Nam Hán. Song, đến năm 937, chinsh trong chính quyền họ Dương xảy ra biến loạn, do mâu thuẫn mà Kiều Công Tiễn đã giết hại Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền khi đó là con rể họ Dương mang quân từ Ái Châu ra đánh giết họ Kiều. Trước đó, nhân đương nghe tin Ngô Quyền mang quân ra đánh, họ Kiều đã cầu quân Nam Hán tiếp viện. Chính vì đó, quân Nam Hán do Hoằng Thao, con vua Hán đương tiến quân thì nghe tin Kiều Công Tiển chết song vẫn tiến quân. Trận Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra và với thắng lợi của quân Ngô Quyền đã một lần nữa đánh đuổi quân Nam Hán, hạ ngục âm mưu của nhà Hán, một phần tử phương bắc "quay trở lại" nơi này thêm lần nào nữa.
Hành động "quay trở lại" thứ ba là nhà Tống mang quân xâm lược năm 980. Tĩnh Hãi quân đến năm 967 khi Đinh Bộ Lĩnh lên nắm quyền, đã xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, tiếp tục khẳng định nền độc lập. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, xóa bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường trước đây, chính thức xây dựng một nền độc lập. Khi quân Tống trên đường thống nhất Trung Nguyên, năm 971 tiến về phương Nam tiến sát đến biên giới Đại Cồ Việt, để tránh quân Tống "lấn tuyến" họ Đinh đã sai sứ sang giao hảo. Vì đương trong quá trình thống nhất Trung Nguyên, nhà Tống đã chấp thuận phong vương cho họ Đinh. Đây là lần đầu tiên, triều đình Trung Nguyên công nhận ta là vương, là một quốc gia chư hầu, chứ không còn là một phiên trấn. Chính nhờ sự "mềm dẻo" trong chính sách đối ngoại với phương bắc của họ Đinh nên trong thời gian ngắn, nhà Tống không thể nào "quay trở lại" mảnh đất An Nam. Nhưng năm 979, chính trong lúc chính sự nhà Đinh xảy ra nội loạn, đồng thời nhà Tống đã cơ bản thống nhất được các quốc gia phương nam, tạo đường cơ sở thuận lợi "tiến về phương nam", quân Tống không công nhận vua mới là Lê Hoàn nên mang đại quân "quay trở lại" nơi này. Với chiến thắng của cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của vua Lê Hoàn, toàn dân quân Đại Cồ Việt đã tiếp tục gián một đòn thua nặng nề cho quân Tống. Chính nhờ họ Đinh, họ Lê liên tiếp xây dựng đất nước trên mọi mặt đã cũng cố được nền độc lập, cũng cố tinh thần đoàn kết của nhân dân, tạo nên nền tảng cho sự lớn mạnh và lâu dài của các triều đại sau này.
Tóm lại, thế kỉ X là thời kì giao thời giữa thời kì bắc thuộc và thời kì độc lập. Với sự khôn khéo của các chính quyền độc lập ở thế kỉ X đã bước đầu đánh đuổi và cản trở "sự quay trở lại" của các triều đại phương bắc. Các chính quyền tuy tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã cùng nhau đóng góp một thời kì tự chủ độc lập trong cả hơn thế kỉ mà trước đây các chính quyền độc lập trước kia chưa thể làm được. Đồng thời, vượt qua hiểm nghèo, khó khăn của thế kỉ này, các triều đại đã xây dựng được nền tảng cho các triều đại vững bền và lớn mạnh lâu dài sau này. Đây là một thế kỉ khó khăn và hiếm nghèo nhất trong lịch sử và cần phải vượt qua thì nước Đại Việt sau này mới phát triển và nền độc lập vững bền trong nhiều thế kỉ, ý chí độc lập dân tộc vững bền.
Trần Hoàng
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.