Thời đại lịch sử
hay còn được gọi là thời kỳ lịch sử (historical period) là một khoảng thời gian
trong quá khứ được xác định bởi sự phân kỳ lịch sử. Sự phân kỳ lịch sử
(periodization) là quá trình nghiên cứu và phân loại quá khứ thành các khối thời
gian được định lượng để giúp nghiên cứu và phân tích lịch sử[1], và như vậy mỗi khối thời
gian đó được gọi là một thời kỳ lịch sử. Có nhiều cách phân kỳ lịch sử theo nhiều
trường phái nghiên cứu lịch sử khác nhau, một trong số đó là cách phân kỳ theo
trường phái của chủ nghĩa Marx. Karl Marx (1818 – 1883) đã sáng tạo ra một lý
thuyết mới để ứng dụng trong việc phân kỳ lịch sử, đó là lý thuyết về hình thái
kinh tế - xã hội. Thông qua lý thuyết này, Marx cho rằng sự phát triển của lịch
sử loài người là sự phát triển từ thấp đến cao của các phương thức sản xuất.
Marx cũng thấy rằng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ có sự hình thành
nên ra một giai cấp mới hay sự phát minh ra công cụ lao động mới mà từ những
giai cấp hay công cụ lao động này có thể dẫn tới sự sụp đổ của chính hình thái
kinh tế - xã hội đó.
Theo Marx, loài
người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ trước đến nay, tương ứng với
5 thời kỳ trong phân kỳ lịch sử:
1. Hình thái công
xã nguyên thủy tương ứng với thời kỳ tiền sử.
2. Hình thái chiếm
hữu nô lệ tương ứng với thời kỳ cổ đại.
3. Hình thái phong
kiến tương ứng với thời kỳ trung đại.
4. Hình thái tư bản
chủ nghĩa tương ứng với thời kỳ cận đại
5. Hình thái xã hội
chủ nghĩa tương ứng với thời kỳ hiện đại.
[1] Adam
Rabinowitz, 2014, It’s about time:
Historical periodization and linked ancient world data, Institute for the
Study of the Ancient World Papers.
--------
N.X.V
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.